,
Cập nhật lúc 16:34, Monday, 11/01/2010
Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông
(QNg) - Bằng nguồn kinh phí của tỉnh và Trung ương, năm 2009 Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh đã đầu tư xây dựng gần 33 mô hình khuyến nông, khuyến lâm tại nhiều địa phương trong tỉnh. Nhờ những cách làm mới đến nay đã có nhiều mô hình phát huy hiệu quả. Điển hình như mô hình 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa chất lượng tại các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Tây Trà, Trà Bồng.
Mô hình đã áp dụng kỹ thuật 3 giảm (giống, phân bón và thuốc BVTV), sử dụng giống lúa có chất lượng gạo tốt (Vùng đồng bằng: HT1, miền núi BM98-55) làm giảm chi phí đầu tư , đem lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất đại trà. Những giống lúa này đã được bổ sung vào cơ cấu các giống lúa của tỉnh và ngày càng mở rộng diện tích gieo cấy hằng năm. Trong khi đó mô hình trồng thâm canh sắn bền vững đã thực sự là giải pháp canh tác mới đối với các xã Ba Vinh (Ba Tơ), Đức Minh (Mộ Đức), Bình Khương (Bình Sơn). Mô hình đã đầu tư thâm canh và sử dụng giống mì mới (KM94) cho năng suất và lượng tinh bột trong mì tăng đáng kể.
Mô hình đã áp dụng kỹ thuật 3 giảm (giống, phân bón và thuốc BVTV), sử dụng giống lúa có chất lượng gạo tốt (Vùng đồng bằng: HT1, miền núi BM98-55) làm giảm chi phí đầu tư , đem lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất đại trà. Những giống lúa này đã được bổ sung vào cơ cấu các giống lúa của tỉnh và ngày càng mở rộng diện tích gieo cấy hằng năm. Trong khi đó mô hình trồng thâm canh sắn bền vững đã thực sự là giải pháp canh tác mới đối với các xã Ba Vinh (Ba Tơ), Đức Minh (Mộ Đức), Bình Khương (Bình Sơn). Mô hình đã đầu tư thâm canh và sử dụng giống mì mới (KM94) cho năng suất và lượng tinh bột trong mì tăng đáng kể.
![]() |
Mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân trong tỉnh. |
Đối với những diện tích không thể chủ động được nguồn nước tưới, thì mô hình trồng thâm canh cây đậu phụng là một giải pháp hữu hiệu. Với việc đưa vào sản xuất đậu phụng giống mới (L23) trên chân đất màu ở vụ hè thu, đã có kết quả thu nhập cao so với các loại cây trồng khác như mì, mía, khoai lang… Về việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, mô hình đã sử dụng đậu phụng giống mới (L23) trên đất sản xuất lúa vụ đông xuân (lúa đông xuân-đậu phụng hè) có hiệu quả kinh tế cao hơn 1,5 lần so với sản xuất lúa vụ hè thu. Hơn nữa áp dụng sản xuất theo mô hình này đã làm cho độ phì của đất tăng lên, nhờ thân cây đậu và tạo được nguồn phân chuồng để phục vụ sản xuất lúa.
Nhiều mô hình khuyến nông đã góp phần vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều mô hình được nhân rộng, thực hiện sản xuất đại trà do thiếu kinh phí. Mô hình chăn nuôi heo thịt hướng nạc tại huyện Lý Sơn qua 4 tháng nuôi đã tăng trọng khá cao (bình quân 80kg/con) và nuôi theo quy trình thâm canh, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng hải đảo. Hay mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học với tỷ lệ sống trên 95%, trọng lượng xuất chuồng bình quân 2kg/con (trong 10 tuần nuôi), mở ra hướng làm giàu mới cho người chăn nuôi. Mô hình cải tiến chăn nuôi trâu bò ở miền núi đã dần làm thay đổi thói quen thả rông trâu bò của đồng bào địa phương. Mỗi mô hình có 1 chuồng nhốt trâu, bò; thu gom dự trữ 1 cây rơm (600 kg) và trồng 100m2 cỏ VA06. Mô hình đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Trâu, bò đã có chuồng nhốt, có thức ăn xanh, thô góp phần hạn chế trâu, bò chết trong mùa mưa rét.
Theo KS Lê Văn Việt - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì, để các mô hình khuyến nông thực hiện có hiệu quả và ngày càng nhân rộng cần phải nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông, nhất là hệ thống khuyến nông cơ sở- những người cùng dân thực hiện mô hình. Bên cạnh đó cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn cho người dân tham gia thực hiện và nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều mô hình khuyến nông đã góp phần vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều mô hình được nhân rộng, thực hiện sản xuất đại trà do thiếu kinh phí. Mô hình chăn nuôi heo thịt hướng nạc tại huyện Lý Sơn qua 4 tháng nuôi đã tăng trọng khá cao (bình quân 80kg/con) và nuôi theo quy trình thâm canh, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng hải đảo. Hay mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học với tỷ lệ sống trên 95%, trọng lượng xuất chuồng bình quân 2kg/con (trong 10 tuần nuôi), mở ra hướng làm giàu mới cho người chăn nuôi. Mô hình cải tiến chăn nuôi trâu bò ở miền núi đã dần làm thay đổi thói quen thả rông trâu bò của đồng bào địa phương. Mỗi mô hình có 1 chuồng nhốt trâu, bò; thu gom dự trữ 1 cây rơm (600 kg) và trồng 100m2 cỏ VA06. Mô hình đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Trâu, bò đã có chuồng nhốt, có thức ăn xanh, thô góp phần hạn chế trâu, bò chết trong mùa mưa rét.
Theo KS Lê Văn Việt - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì, để các mô hình khuyến nông thực hiện có hiệu quả và ngày càng nhân rộng cần phải nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông, nhất là hệ thống khuyến nông cơ sở- những người cùng dân thực hiện mô hình. Bên cạnh đó cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn cho người dân tham gia thực hiện và nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao.
Cao Lương
http://baoquangngai.com.vn/channel/2025/201001/Hieu-qua-tu-cac-mo-hinh-khuyen-nong-1924065/
,
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
CÁC TIN KHÁC
Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực giữ đà tăng trưởng(08/05/2009)
Dự báo giá gạo xuất khẩu(05/05/2009)
Làm giàu trên vùng đất gò đồi(04/05/2009)
Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay(29/04/2009)
,

Chiều 17.3, ông Nguyễn Thành Long, tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng lớn nhất, chiếm 90% thị phần của cả nước, cho biết: công ty tích cực chuẩn bị sẵn sàng cho việc ngưng giao dịch vàng miếng khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng
,
,
,